Mất răng không chỉ khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn mà có làm giảm tính thẩm mỹ cho khuôn mặt với tình trạng hô móm. Việc tìm ra nguyên nhân gây mất răng sớm cũng là cách bạn có thể phòng tránh hoặc lựa chọn cho mình một biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây mất răng sớm là gì?
Bệnh lý về răng
Các bệnh lý răng miệng là một trong những nguyên nhân gây mất răng chủ yếu mà nguyên nhân sâu xa chính là tình trạng chăm sóc răng miệng không tốt.
Trong cao răng chứa đựng một số lượng vi khuẩn khổng lồ, dễ dàng tấn công nướu, gây kích ứng nướu, viêm nướu, sâu răng…khiến răng bị suy yếu dần, nướu không còn bảo vệ vững chắc được răng.
Nếu kéo dài, tình trạng trở nên nghiêm trọng sẽ bị mất răng.
Ngoài ra, khi nướu bị vôi răng làm tổn thương sẽ có xu hướng bị tụt dần, tiêu xương khiến răng và nướu mất liên kết chắc chắn như ban đầu. Răng dài ra, lỏng lẻo, thiếu bền chắc trong xương hàm.
Cũng có những trường hợp răng bị viêm tủy nặng do sâu răng hoặc chấn thương nặng mà không được điều trị triệt để, dẫn tới áp xe và không thể bảo tồn được răng cũng như có thể ảnh hưởng đến xương răng và các răng kế cạnh.
Răng bị chấn thương
Răng bị chấn thương vỡ, mẻ mà không được điều trị kịp thời như hàn trám hay bọc sứ thì dần dần chỗ răng gặp chấn thương sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công dẫn đến mòn cổ răng hoặc tiêu xương, khiến răng bị lung lay và dần dần bị rụng.
Đây không phải là nguyên nhân gây mất răng phổ biến như bệnh lý nhưng nếu không có những kiến thức đúng đắn thì rất dễ khiến răng bị tác động mà không thể cứu vãn được.
Tác hại của việc mất răng sớm là gì?
Một trong những tác hại nghiêm trọng nhất của việc mất răng chính là ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Nếu bị mất răng, lực nhai giảm sút nên không thể nghiền nhỏ thức ăn, dẫn đến việc hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột.
Ngoài ra, việc mất răng còn khiến cho thức ăn có thể dễ bị mắc kẹt giữa các răng và đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng và Viêm nướu phát triển.
Răng bị mất thì lực nâng đỡ cũng không còn, những răng khác sẽ bị nghiêng theo chiều ngẫu nhiên, lực nhai tác động lên những răng kế bên tăng một cách bất thường làm ảnh hưởng đên dây thần kinh kết nối hai xương hàm gây ra chứng đau đầu hay bệnh loạn năng thái dương hàm, làm suy giảm trí nhớ con người.
Có nhiều trường hợp nếu răng bị mất, lực tác động không còn, xương hàm sẽ bị tiêu dần. Mất càng nhiều răng và thời gian mất răng càng lâu thì xương hàm bị tiêu lại càng nhiều. Điều này gây mất xương nâng đỡ mô nướu và mô mềm của mặt làm cho nướu vùng răng bị mất bị lõm vào, gây nên hiện tượng hô móm.
Có nhiều trường hợp răng bị mất không được thay thế dẫn tới tình trạng các răng xô lệch vào nhau gây hô vẩu hoặc có xu hướng thưa xa nhau ra, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.
Giải pháp nào cho tình trạng mất răng sớm?
Khi mất răng thì giải pháp cơ bản là phải trồng răng giả nhưng lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào mức chi phí cũng như nhu cầu của bạn. Phương pháp làm cầu răng có mức giá thấp, phục hình nhanh nhưng về lâu về dài thì hiệu quả không cao bởi không có trụ răng ở dưới.
Cấy ghép implant tuy có chi phí cao hơn nhưng xét về kinh tế và hiệu quả thì đây là phương pháp trồng răng giả tốt nhất hiện nay, khi trụ implant cắm vào xương hàm và răng sứ chụp bọc lên trên sẽ vừa đảm bảo thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai hoàn toàn bình thường trong vòng nhiều năm.
Bên cạnh việc phục hình cho răng thì vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng đảm bảo một hàm răng khỏe mạnh.
Lưu ý chải răng ngày 2-3 lần, hạn chế các thực phẩm chứa quá nhiều đường. 6 tháng 1 lần, bạn nên đi thăm khám bác sỹ để phát hiện những vấn đề răng miệng và có hướng điều trị cụ thể.